MENU

Tin an ninh trật tự

Cảnh báo với hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của các “bác sĩ online”

30-07-2024

Thời gian qua, Cơ quan Công an và các phương tiện truyền thông đã liên tục cảnh báo về những rủi ro liên quan đến các thông tin giả mạo, sai lệch trên mạng xã hội nhưng thực trạng này vẫn còn rất nhức nhối, nhất là một số không ít tài khoản mạng xã hội tự xưng là chuyên gia, bác sĩ có nhiều kinh nghiệm quảng cáo  nhiều kinh nghiệm quảng cáo tư vấn, chữa bệnh "online"… gây hoang mang cho người dùng mạng xã hội, nhất là trên nền tảng TikTok.

Khi nhắc đến "bác sĩ online", chắc hẳn mọi người sẽ nhớ ngay đến trào lưu "nhà tôi 3 đời chữa bệnh". Không biết những người này được đào tạo, có chuyên môn như thế nào nhưng tự xưng là các thầy lang giỏi ngày nào cũng lên mạng rao giảng kiến thức, bốc thuốc và bán thuốc. Tất cả những căn bệnh đều được đẩy lùi với cái mác "nhà tôi 3 đời chữa bệnh" cùng với các loại thuốc không rõ nguồn gốc xuất hiện nhiều trên mạng xã hội, kèm lời quảng cáo quen thuộc như "chữa dứt điểm các bệnh xương khớp, sỏi mật, sỏi thận, tiểu đường, hen suyễn, viêm xoang, thậm chí chữa được cả ung thư…nếu dùng không khỏi sẽ hoàn lại tiền 100% tiền cho người dùng”.

Các "bác sĩ online" tự xưng xuất hiện nhan nhản trên các nền tảng mạng xã hội, những con người bình thường chẳng ai biết đến, chẳng có học hàm học vị, chuyên môn thực tế, bỗng vươn mình làm giàu không khó dưới mác giáo sư, chuyên gia tự phong. Cứ khoác áo blouse lên người, chia sẻ dăm ba bài kiến thức, họ tự nhận mình là thầy thuốc, ngang nhiên khám chữa bệnh và bốc thuốc, bán đủ loại thuốc điều trị cả những bệnh nan y như ung thư… Để tạo dựng lòng tin, các “bác sĩ online” sử dụng nhiều tài khoản mạng chia sẻ những video thu hút hàng trăm hàng nghìn người quan tâm, kèm những lời bình luận gật gù đầy tán thưởng…, để dẫn dắt, quảng cáo, chào mời mua các gói liệu trình, thực phẩm chức năng độc quyền với giá cao. Để đạt được mục đích bán sản phẩm cho những người nhẹ dạ cả tin, họ đưa ra những lời quảng cáo ngọt ngào. Trên thực tế, những sản phẩm này đều chưa được qua kiểm nghiệm, không có công dụng như quảng cáo, thậm chí là thuốc, thực phẩm chức năng giả, không rõ nguồn gốc.

Để đảm bảo sự an toàn cho người bệnh, tránh “tiền mất, tật mang’’, Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao Công an tỉnh Lạng Sơn khuyến cáo người dân cần nâng cao cảnh giác với những thông tin trên mạng, không để bác sĩ online", các đối tượng mạo danh bác sĩ bệnh viện lừa đảo tư vấn khám chữa bệnh, bán thuốc... Khi có nhu cầu khám, tư vấn sức khỏe hoặc mua thuốc, người dân cần đến trực tiếp các cơ sở khám, chữa bệnh uy tín để được phục vụ và chỉ nên mua những sản phẩm có nguồn gốc xuất sứ, địa chỉ rõ ràng. không nên qua “trung gian” hoặc tin vào các nội dung quảng cáo thiếu tin cậy trên mạng xã hội.

Phương Anh

Phòng ANM và PCTP

sử dụng công nghệ cao

Tin liên quan





































































































CÔNG AN TỈNH LẠNG SƠN

© 2024 Bản quyền thuộc Công an tỉnh Lạng Sơn

Giấy phép số: 08/GP-STTTT, ngày 17 tháng 08 năm 2018 của Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Lạng Sơn

Địa chỉ: Số 15 - đường Hoàng Văn Thụ - phường Chi Lăng - thành phố Lạng Sơn - tỉnh Lạng Sơn

Chính sách bảo vệ dữ liệu cá nhân

Chung nhan Tin Nhiem Mang