Chào mừng đến với Trang thông tin Công an tỉnh Lạng Sơn                 Chào mừng đến với Trang thông tin Công an tỉnh Lạng Sơn                 Chào mừng đến với Trang thông tin Công an tỉnh Lạng Sơn                 Chào mừng đến với Trang thông tin Công an tỉnh Lạng Sơn

Hoạt động Công an tỉnh

CÔNG AN TỈNH TỔ CHỨC HỘI NGHỊ TRIỂN KHAI LUẬT CẢNH SÁT CƠ ĐỘNG

22-02-2023

 Ngày 20/02/2023, Công an tỉnh Lạng Sơn đã tổ chức Hội nghị triển khai luật Cảnh sát cơ động (CSCĐ) trong Công an Lạng Sơn. Dự Hội nghị có Đại tá Triệu Tuấn Hải và Đại tá Đỗ Ngọc Bình – Phó Giám đốc Công an tỉnh.

Đại tá Đỗ Ngọc Bình – Phó Giám đốc Công an tỉnh phát biểu khai mạc

Luật Cảnh sát cơ động được Quốc hội khóa XV thông qua tại kỳ họp thứ 3, ngày 14/6/2022, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2023 và thay thế Pháp lệnh CSCĐ số 08/2013/ PL-UBTVQH13. Luật CSCĐ có 5 chương, 33 điều. Luật quy định về vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức và hoạt động của CSCĐ; bảo đảm điều kiện hoạt động, chế độ, chính sách đối với CSCĐ; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

Đại tá Lê Trọng Sáu - Trưởng phòng Tham mưu, báo cáo viên tại Hội nghị giới thiệu những nét cơ bản của Luật CSCĐ

Điều 3 Luật CSCĐ xác định: “CSCĐ là lực lượng vũ trang nhân dân thuộc Công an nhân dân Việt Nam, là lực lượng nòng cốt thực hiện biện pháp vũ trang bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội”. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng để CSCĐ thực thi nhiệm vụ; đồng thời nâng cao vị trí, vai trò của CSCĐ và ý thức pháp luật trong nhân dân và các ngành, các cấp về vị trí, vai trò của CSCĐ.

Theo Điều 10 của Luật, CSCĐ có những quyền hạn gồm: 1] Tham mưu với Bộ trưởng Bộ Công an về biện pháp vũ trang bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội; xây dựng CSCĐ cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại. 2] Sử dụng biện pháp vũ trang là chủ yếu để chống hành vi bạo loạn, khủng bố. 3] Sử dụng biện pháp vũ trang và các biện pháp công tác khác để thực hiện các nhiệm vụ sau đây: Tấn công, ngăn chặn đối tượng thực hiện hành vi bắt cóc con tin, sử dụng bạo lực xâm phạm, đe dọa xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của cá nhân, tổ chức; giải tán các vụ việc tập trung đông người gây rối an ninh, trật tự; bảo vệ sự kiện, mục tiêu quan trọng về chính trị, kinh tế, ngoại giao, khoa học - kỹ thuật, văn hóa, xã hội và bảo vệ vận chuyển hàng đặc biệt; tuần tra, kiểm soát bảo đảm an ninh, trật tự.

Theo quy định của Luật, CSCĐ thực hiện một số hoạt động liên quan đến hạn chế quyền con người, quyền công dân gồm: Bảo vệ sự kiện, mục tiêu quan trọng về chính trị, kinh tế, ngoại giao, khoa học - kỹ thuật, văn hóa, xã hội và bảo vệ vận chuyển hàng đặc biệt (Điều 11); tuần tra, kiểm soát bảo đảm an ninh, trật tự (Điều 12); vào trụ sở cơ quan, tổ chức, chỗ ở của cá nhân để chống khủng bố, giải cứu con tin (Điều 13).

Tại Hội nghị, các đại biểu đã được nghe báo cáo viên của Công an tỉnh khái quát những nét cơ bản của Luật và một số điểm lưu ý khi thực thi để việc triển khai thực hiện các quy định của Luật trong thực tiễn công tác bảo đảm hiệu quả./.

VIỆT DŨNG – CÔNG AN LẠNG SƠN

Tin liên quan