Chào mừng đến với Trang thông tin Công an tỉnh Lạng Sơn                 Chào mừng đến với Trang thông tin Công an tỉnh Lạng Sơn                 Chào mừng đến với Trang thông tin Công an tỉnh Lạng Sơn                 Chào mừng đến với Trang thông tin Công an tỉnh Lạng Sơn

Tin ANTT và cảnh báo tội phạm

Bảo đảm An toàn PCCC tại các điểm văn hóa tâm linh và Lễ hội đầu năm 2022

16-02-2022

Sau Tết Nguyên đán, mặc dù tình hình dịch Covid-19 còn diễn biến phức tạp, nhưng lượng du khách đổ dồn về tỉnh Lạng Sơn tham quan tại các điểm văn hóa tâm linh vẫn gia tăng, đặc biệt vào những ngày diễn ra lễ hội truyền thống. Tuy nhiên, việc tập trung đông người, thắp hương, thờ cúng, đốt vàng mã,… tiềm ẩn nhiều nguy cơ phát sinh cháy, nổ.

Đoàn kiểm tra làm việc với Tổ di tích chùa Tam Thanh.

Theo thống kê, trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn có 335 di tích. Riêng trên địa bàn thành phố Lạng Sơn có tất cả 35 di tích, cơ sở tín ngưỡng và định kỳ hằng năm tổ chức khoảng 7 lễ hội truyền thống; tuy nhiên, trong năm nay, thực hiện Nghị quyết của Chính phủ về tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19” cũng như đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng của nhân dân và du khách thập phương, thành phố Lạng Sơn tổ chức duy nhất Lễ hội đền Tà Phủ - Kỳ Cùng.

Bên cạnh yếu tố tích cực, giúp người dân có thêm không gian giải trí, vui xuân thì tại các địa điểm diễn ra lễ hội, các di tích, cơ sở tín ngưỡng (đền, chùa,…) luôn tiềm ẩn nguy cơ cháy, n. Phần lớn các cơ sở trên được xây dựng với kết cấu chủ yếu là gỗ, bên trong bố trí nhiều vật tư, tài sản dễ cháy (như: đồ gỗ, đồ thờ cúng, vàng mã,…); lượng du khách đến tham quan đông kéo theo nhu cầu sử dụng điện, thắp hương, đốt vàng mã, phương tiện giao thông dừng, đỗ tại các bãi để xe gia tăng dẫn đến nguy cơ phát sinh cháy, nổ cao.

Nắm bắt tình hình trên, ngay từ đầu tháng 12/2021, Phòng Cảnh sát PCCC và CNCH đã xây dựng Kế hoạch cao điểm bảo đảm an toàn PCCC và CNCH mùa hanh khô, tết Nguyên đán Nhâm Dần và lễ hội đầu năm 2022. Trong đó tập trung, đẩy mạnh đẩy mạnh công tác tuyên truyền, kiểm tra, hướng dẫn ban quản lý các đền, chùa và khách tham quan thực hiện nghiêm các quy định an toàn về PCCC.

Kiểm tra máy bơm chữa cháy khiêng tay tại Đền Kỳ Cùng.

Kiểm tra khu vực hóa vàng mã.

Qua kiểm tra cho thấy, các ban quản lý đền, chùa cơ bản thực hiện tương đối nghiêm túc các quy định an toàn về PCCC. Nhìn chung, các cơ sở cơ bản được trang bị bình chữa cháy xách tay, một số cơ sở còn tự trang bị thêm máy bơm chữa cháy khiêng tay; khu vực hóa vàng đã được xây dựng, bố trí tại khu vực riêng; hạn chế thắp hương bên trong nhà và bố trí lư hương riêng ở bên ngoài nhà phục vụ du khách; nhiều đền chùa đã sử dụng đèn điện thay cho việc thắp nến…Tuy nhiên vẫn còn tồn tại một số hạn chế trong việc duy trì các điều kiện an toàn về PCCC, như: Một số phương tiện PCCC đã cũ, hỏng, không bảo đảm yêu cầu kỹ thuật; hệ thống điện tại một số khu vực xuống cấp, không bảo đảm an toàn…

Thời gian từ nay cho đến hết tháng Giêng âm lịch, lực lượng Cảnh sát PCCC tiếp tục kiểm tra, hướng dẫn bảo đảm an toàn PCCC. Trong đó, tập trung kiểm tra hệ thống điện; việc bố trí tài sản, hàng hóa, phương tiện trên lối thoát nạn; việc sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt tại các nơi thắp hương, hóa vàng mã; tình trạng, khả năng hoạt động của phương tiện PCCC tại chỗ; trách nhiệm người đứng đầu cơ sở trong việc thực hiện công tác PCCC; hướng dẫn, tuyên truyền Luật PCCC, các văn bản, quy định về công tác đảm bảo an toàn PCCC và CNCH...

Để đảm bảo an toàn PCCC trong mùa lễ hội, ngoài việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền, kiểm tra nhắc nhở, xử lý của lực lượng chức năng thì người đứng đầu các cơ sở cần thực hiện nghiêm túc và chủ động trong công tác PCCC; đặc biệt, mỗi người dân cần nâng cao vai trò, nhận thức về công tác PCCC khi dâng hương lễ chùa, góp phần bảo vệ an toàn các di tích, đền chùa, đảm bảo tài sản, tính mạng của người dân./.

Anh Quyền – Công an tỉnh

Tin liên quan